Tin tức của hội

Một vài suy nghĩ về buổi tọa đàm “Quản lý chất lượng mới trong kỷ nguyên CMCN 4.0” tổ chức vào ngày 27/01/2018 tại Viện Đào tạo Bách khoa

Có người hỏi tôi Kỷ nguyên mới CMCN 4.0 và Thời đại Cách Mạng Công nghiệp lần thứ 4 có giống nhau không ? Theo suy nghĩ của tôi , CMCN 4.0 là thuật ngữ dùng trong kỹ thuật, trong máy tính, còn Cách Mạng Công nghiệp lần thứ 4 dùng trong báo chí , văn nói. Như vậy , để cho dễ hiểu trong đại chúng, nên chăng cần thêm như sau “Quản lý chất lượng mới trong kỷ nguyên mới CMCN 4.0 (Cuộc CMCN Lần thứ 4).

Trong buổi tọa đàm, TS.Ngô Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Chất lượng thành phố Hồ Chí Minh (VQAH) và TS.Nguyễn Thanh Tùng có thuyết trình về đề tài Chất lượng hiện nay trên thế giới và giới thiệu Chương trình đào tạo Chuyên viên Giám sát Chất lượng (CQS – Certified Quality Supervior) sắp khai giảng những ngày tới đây tại TP.HCM.

Qua buổi tọa đàm này làm tôi nhớ lại vấn đề Giám sát chất lượng ở nước ta. Trước đây ở các xí nghiệp, nhà máy sản xuất đã có “Phòng Kiểm Giám” đặt tại các nơi này, mà nhiệm vụ lúc ban đầu cũng không khác chi công việc Giám sát chất lượng bây giờ nhưng khác biệt là do nhà nước làm nhằm giúp cho nhà máy đánh giá chất lượng và kiểm soát thuế.
Phòng Kiểm Giám gồm có 01 Kiểm Giám và 02 Phụ tá Kiểm Giám (là các viên chức nhà nước tăng cường kiểm soát thuế Tiêu Thụ Đặc biệt tại nhà máy), có 02 nhiệm vụ chính :
1-Giúp đỡ nhà máy trong sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, lao động; kiểm soát doanh thu, tồn kho nguyên nhiên vật liệu , thành phẩm hàng ngày.
2-Kiểm soát “Kho Bảo thuế khố” và thuế Tiêu thụ đặc biệt
Công việc Kiểm giám không khác chi Giám sát chất lượng (lẽ dĩ nhiên, lúc đó còn thô sơ, phôi thai nhiều).

Để theo kịp CMCN 4.0, các nhà máy, xí nghiệp hiện nay nên cử các nhân viên theo học Chương trình đào tạo ANQ CEC – CQS – Chuyên viên Giám sát Chất lượng và thiết lập ngay Phòng Kiểm Giám của nhà máy, xí nghiệp.
Nếu Công ty nào có yêu cầu, chúng tôi sẽ thiết lập Phòng Kiểm Giám, và biên soạn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tồ chức quản lý Phòng Kiểm Giám Nhà Máy (lẽ dĩ nhiên, phần nhiệm vụ chuyên môn cụ thể sẽ nhờ VQAH và IQAD (Viện kiểm định phát triển chất lượng) hỗ trợ duyệt xét cho đúng tiêu chuẩn quốc tế. Phòng Kiểm Giám phải trực thuộc Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng Quản trị thì mới độc lập trong Hệ thống kiểm soát nội bộ được

TS Tùng, có nói khi đi làm ở nước ngoài , nơi sản xuất không có kho và TS Tùng đã nhận được giải thưởng sáng kiến trong việc đề xuất phá bỏ vách ngăn làm việc giữa các đồng nghiệp.
1-Nơi sản xuất không có kho, hay kho hàng hóa lúc nào cũng = 0
Tôi cũng nhớ vào thế kỷ trước, lúc tôi còn làm Kiểm giám, thì các nhà máy sản xuất đều có kho “Bảo thuế khố” . Kho này bảo đảm hàng hóa sẽ phải nộp thuế trong tương lai và cũng là nơi bảo đảm hàng sẽ đưa bán nơi “ hàng miễn thuế” (trước đây có thuốc lá Quân tiếp vụ, sau này có bia xuất khẩu chai lớn 660 ml xuất qua Liên Xô, loại hàng này xuất xuống Kho 5, Kho 18B Cảng Sài Gòn phải có bảo lãnh chuyển vận). Để đảm bảo lúc nào kho cũng trống, thông suốt thì hàng hóa sản xuất ra phải được xuất bán ra khỏi kho, hàng miễn thuế phải được vận chuyển ngay ra (Phòng Kiểm giám đặt tại cổng “RA ” của nhà máy) sẽ kiểm ký hóa đơn cho phép hàng hóa mang ra khỏi nhà máy. Như vậy, liên tục và nhịp nhàng nhập kho, xuất kho chỉ là quy trình của kế toán thống kê, trên nguyên tắc kho lúc nào hàng hóa cũng = 0. Nếu để tồn kho 01 ngày sẽ tổn thất rất lớn do lưu kho lưu bãi, và chiếu theo quy trình mà thưởng phạt. Lúc đó còn phôi thai mà các doanh nghiệp nước ta đã biết làm được Kho = 0. Tại sao vậy, vì lúc nào bộ phận “ Giám sát kho” cũng thôi thúc các bộ phận khác giải phóng kho hàng ngay vì để chậm chạp công ty sẽ bị thiệt hại vô cùng. Không biết CMCN 4.0 hiện nay kho như thế nào.
2-Vách ngăn
Cũng vào thế kỷ trước, tại số 105 Phùng Hưng Quận 5 (Ty Thuế vụ Quận 5), nơi làm việc là một hội trường lớn, cuối hội trường có 03 cabin nhỏ của Thủ trưởng và 2 Phó thủ trưởng, còn toàn bộ hội trường là hàng trăm bàn làm việc ngăn nắp thứ tự để mọi người nhìn thấy liên lạc làm việc. Đối diện trường PTTH Võ Thị Sáu trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh bây giờ (bên kia đường, trước kia là Sở Thuế vụ Gia Định), ngoài phòng làm việc của Thủ trưởng ra là hàng trăm bàn làm việc không có vách ngăn, nhìn xuyên suốt từ đầu chí cuối, muốn tìm ai cũng quá dễ dàng, vì có bảng hướng dẫn từng phần việc.
Xem ra, ở thể kỷ trước nước ta cũng có những bước đi chập chững ban đầu với các bước rất nhỏ của CMCN 4.0 ngày nay”.

Luật gia, Quản tài viên Lê Văn Chấn                                                                              Cựu Chuyên viên Tổng cục Thuế
Hội viên Hội Chất lượng TP.HCM                                                                                    Cựu Kiểm giám Hãng SEGI & BGI Bia    
ĐT: 0913608931                                                                                                              E-mail: levanchan99@gmail.com