Thực hiện công văn số 3066-CV/BDVTU ngày 12/6/2020 của Ban Dân vận Thành ủy về báo cáo kết quả thực hiện thông báo số 294/TB/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về việc báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động các hội xã hội – nghề nghiệp 6 tháng đầu năm 2020, Hội chất lượng thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của 6 tháng đầu năm 2020 như sau:
I. VỀ TỔ CHỨC CỦA HỘI
1. Thành lập và tổ chức của Hội
– Hội chất lượng thành phố Hồ Chí Minh được thành lập Quyết định 526/QĐ-UBND ngày 08 tháng 2 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố TP. Hồ Chí Minh
– Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội (Sửa đổi, bổ sung) số 868/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
– Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
-Trụ sở chính: 72 Đường số 2, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
-Văn phòng liên lạc: Lầu 8, 259A Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
-Điện thoại liên hệ:
0903815243 (TS. Ngô Văn Nhơn-Chủ tịch)
0948011904 (LS. Trần Hải Đức-Phó Chủ tịch)
– Ban chấp hành của Hội hiện nay có 12 ủy viên
– Các phòng, ban chuyên môn của Hội gồm: Văn phòng, Ban Kiểm soát, Viện kiểm định và phát triển chất lượng.
– Hội có 01 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 1 Tổng thư ký, 1 Trưởng ban Kiểm soát, 1 Viện trưởng, 1 Phó Viện trưởng
2. Hội viên của Hội:
a) Về hội viên:
Tổng số hội viên: 64
Trong đó:
– Hội viên tố chức: 41
– Hội viên cá nhân: 19
– Hội viên danh dự: 04
b) Về người làm việc tại Hội:
– Số người làm việc chuyên trách tại Hội: 01 người.
Trong đó
– Biên chế được cơ quan cơ quan nhà nước giao: 0
– Biên chế do Hội tự lo: 0
– Các chức danh được chi trả thù lao, được hưởng lương tại Hội gồm: 0
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Kết quả những hoạt động của Hội 6 tháng đầu năm 2020:
– Tổ chức Hội nghị thường niên năm 2019 kết hợp Hội thảo khoa học với chủ đề “Chất lượng và Sáng tạo 4.0 trong Doanh nghiệp Việt Nam” vào ngày 10/01/2020 tại Hội trường Bộ Công Thương phía Nam.
– Tham dự Hội nghị trực tuyến BCH Hội Chất lượng Châu Á (ANQ) vào tháng 4/2020 với chi tiết như sau: 08/4: Họp ANQ CEC; 09/4: Họp BCH ANQ
– Gửi thông báo cho hội viên tham gia vào Chương trình Hỗ trợ DN về Năng suất Chất lượng (NSCL)
– Gửi bộ tài liệu (gồm 12 số năm 2019) cho hội viên Thông tin về NSCL phục vụ doanh nghiệp của Tổng cục TC-ĐL-CL.
– Họp Ban chấp hành 6 tháng đầu năm 2020 vào ngày 7/6/2020.
– Kiện toàn và bổ sung Ban chấp hành: Miễn nhiệm 2 ủy viên (TS. Đinh Văn Nhượng – Trường ĐH Sao Đỏ, và ThS. Hoàng Anh – Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), bổ sung 1 ủy viên mới (TS. Nguyễn Thanh Tùng – Viện Quản trị Tri thức) với nhiệm vụ được phân công làm Phó chủ tịch phụ trách phát triển hội viên.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao:
Ngày 7/01/2020 đã phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ và Ban Thi đua-Khen thưởng TP.HCM tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng cho TS. Ngô Văn Nhơn, Chủ tịch Hội “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” theo Quyết định 1884/QĐ-CTN ngày 05/11/2019.
3. Kinh phí hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2020:
– Tổng nguồn thu trong 6 tháng đầu năm: 29.683.000 đồng
Trong đó:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 0 đồng
+ Nguồn thu do tổ chức nước ngoài tài trợ: 0 đồng
+ Hội tự huy động từ các nguồn khác: 29.683.000 đồng (Hội phí và tài trợ từ DN).
– Tổng chi trong 6 tháng đầu năm: 28.510.000.000 đổng
Trong đó:
+ Chi hoạt động quản lý hội: 3.000.000 đồng
+ Chi cho các hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của hội: 25.510.000 đồng
4. Dự kiến phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
-Về xây dựng phát triển tổ chức
+ Tiếp tục hoàn thiện Ban chấp hành: Kỳ họp BCH 6 tháng cuối năm 2020 sẽ biểu quyết miễn nhiệm một số ủy viên BCH không họp BCH 3 lần liên tiếp; không tham gia các hoạt động của Hội 3 lần liên tiếp mà không có lý do; không hoàn thành nghĩa vụ đóng hội phí 3 năm liên tục trở lên; bầu bổ sung ủy viên mới thay thế số ủy viên miễn nhiệm.
+ Đẩy mạnh hoạt động các dịch vụ đào tạo, tư vấn của Viện kiểm định và phát triển chất lượng (IQAD), góp phần đóng góp xây dựng quỹ phát triển Hội.
+ Nghiên cứu các điều kiện và quy định pháp luật để Viện IQAD đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước bổ sung thêm chức năng đánh giá chứng nhận/công nhận phù hợp tiêu chuẩn để mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Củng cố và duy trì website của Hội.
+ Nghiên cứu điều kiện pháp lý để phát hành 1 tạp chí Khoa học Chất lượng nhằm đưa lại giá trị gia tăng về thông tin chất lượng đến hội viên và doanh nghiệp cũng như là diễn đàn đăng tải các bài viết, công trình khoa học mới, giới thiệu các thành tựu công nghệ tiên tiến trong nước và nước ngoài liên quan đến lĩnh vực chất lượng.
+ Tăng cường tuyên truyền vận động để phát triển thêm hội viên mới, song song phát triển hội viên tổ chức, đẩy mạnh công tác phát triển hội viên cá nhân tăng lên về số lượng. Tất cả thành viên BCH có trách nhiệm phát triển hội viên. Giao nhiệm vụ phát triển hội viên mới cho TS. Nguyễn Thanh Tùng – Phó chủ tịch – xây dựng kế hoạch mời doanh nghiệp tham gia hội viên tổ chức/ hội viên cá nhân. Chỉ tiêu phát triển hội viên 6 tháng cuối năm 2020 là 5 hội viên tổ chức và 10 hội viên cá nhân.
– Về hoạt động chuyên môn
+ Tổ chức các hội thảo dành cho hội viên và DN cập nhật kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế, đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các tiêu chuẩn trên vào ngành y tế (ISO 13485 – Thiết bị y tế, JCI – Quản lý chất lượng trong bệnh viện), ngành giáo dục (Quản lý chất lượng tích hợp ISO 9001 và ISO 21000).
+ Đối với các tổ chức đã được chứng nhận các hệ thống quản lý, Hội cùng Viện IQAD hỗ trợ nâng cấp hệ thống có thu phí/miễn phí.
+ Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi trong việc phối hợp với Hội chất lượng châu Á tổ chức các khóa học chất lượng tại Việt Nam (học và thi tại Việt Nam, nhận chứng chỉ quốc tế) theo khung đào tạo chuẩn quốc tế CQS (Certified Quality Supervisor – Giám sát chất lượng).
+ Phối hợp với một số đơn vị thành viên trong Hội và ngoài Hội tổ chức đào tạo, huấn luyện các chương trình quản lý mà doanh nghiệp quan tâm hoặc đặt hàng.
+ Tổ chức cho hội viên tham dự Hội nghị Chất lượng Châu Á lần thứ 18 tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 10/2020 dưới hình thức trưc tuyến (on-line) với chủ đề “New Quality & New Trust: Measuring and Sharing of QTI (Quality Trust Index)”. Hội đặt ra mục tiêu có từ 10 -15 thành viên Việt Nam sẽ tham dự hội nghị trực tuyến và đóng góp 8-10 bài tham luận khoa học tại hội nghị.
+ Khuyến khích và đề cử hội viên tham gia Gỉải thưởng Thực hành Xuất sắc Chất lượng châu Á (ARE-QP Award 2020) được trao tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 10/2020. Chỉ tiêu đặt ra là có 2 hội viên tham gia giải thưởng, hiện nay Công ty Vietnamcacao đã nộp hồ sơ dự giải.
+ Tổ chức Hội nghị thường niên năm 2020 kết hợp Hội thảo khoa học hướng đến chủ đề “Doanh nghiệp khắc phục hậu dịch Covid 19″ vào cuối tháng 12/2020 hoặc đầu năm 2021 tại TP.HCM.
+ Tổ chức Hội thảo định kỳ 3 tháng/lần theo mô hình Café Quality. Chủ đề dự kiến gồm: (1) Nâng cao Năng suất lao động;
(2) Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp;
(3) Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp ISO 9001:2015 và ISO 21001:2018 trong các tổ chức giáo dục, viện, trung tâm, trường học, Sở GDĐT).
Dự kiển tổ chức hội thảo lần đầu vào tháng 07/2020.
+ Lên kế hoạch “Ngày hội Chất lượng” nhân dịp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10, tổ chức sự kiện Networking 2 ngày (10 và 11/10) cho người làm công tác đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng tại Bình Thuận.
+ Khởi động công tác chuẩn bị cho kế hoạch tổ chức đăng cai Hội nghị Chất lượng châu Á lần thứ 21 tại Việt Nam (ANQ Congress 2023) theo dự kiến của ANQ đã được thông qua tại cuộc họp BCH ANQ vào tháng 4/2020.
-10/2020 : Hội nghị ANQ Congress lần thứ 18 tại Korea 2020
-10/2021 : Hội nghị ANQ Congress lần thứ 19 tại Nhật Bản 2021
-10/2022 : Hội nghị ANQ Congress lần thứ 20 tại Trung Quốc 2022
-10/2023 : Hội nghị ANQ Congress lần thứ 21 tại Việt Nam 2023
– Các hoạt động khác
+ Tư vấn và phản biện với các bộ, ngành, địa phương về chiến lược phát triển CMCN 4.0 và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành. Đóng góp ý kiến về các chính sách, chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ở Việt Nam, nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phát huy vai trò tư vấn và phản biện cho các cơ quan Nhà nước đối với các đề án, dự án liên quan đến chuyên môn của hội.
+ Quan tâm đến các hoạt động xã hội như thăm hỏi, họp mặt, phúng viếng, mừng sinh nhật, mừng thọ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn…nhằm phát huy và duy trì tinh thần tương thân tương ái, gắn bó giữa các hội viên trong Hội.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
– Những kết quả đạt được: Hoàn thành nhiệm vụ của Hội đã đề ra trong năm 2019. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 do đại dịch Covid-19 nên hoạt động Hội cũng bị ảnh hưởng và ngưng trệ một thời gian dài.
– Những tồn tại, hạn chế: Tài chính hạn hẹp, số người làm việc chuyên trách tại Hội ít, công việc quản lý điều hành Hội tập trung vào 1 cán bộ chuyên trách và 3 cán bộ kiêm nhiệm từ BCH Hội nên có nhiều hạn chế về thời gian và nguồn lực trong hoạt động của hội.
– Hội và Viện IQAD nghiên cứu đăng ký tham gia các dự án, công trình liên quan đến đào tạo và tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp tại TP.HCM, qua đó tăng cường nguồn thu cho Hội trong năm 2020 và những năm tiếp theo..\
BCH HỘI CHẤT LƯỢNG TP. HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH
VS.TS. NGÔ VĂN NHƠN