Tin tức của hội

Báo cáo năm 2013 về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR)

     Tháng 4/2013, Đại sứ Demetrios Marantis phụ trách cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố Báo cáo năm 2013 về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đây là báo cáo hàng năm của cơ quan này về các diễn biến liên quan đến TBT ở các diễn đàn ở trong và ngoài nước Mỹ trong năm 2012.

     Báo cáo được đưa ra nhằm phản hồi về các mối quan tâm của các  công ty, chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ-những đối tượng phải đối phó với các hàng rào phi thuế quan dưới hình thức tiêu chuẩn sản phẩm, quy định về thử nghiệm và các yêu cầu kỹ thuật khác khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Trong khi các rào cản về thuế quan được gỡ bỏ đáng kể thì các rào cản về phi thuế quan tăng lên thông qua các tiêu chuẩn, đó thực sự là mối quan ngại cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển (developing countries) trong đó có Việt Nam.

     Báo cáo đề cập đến những quan ngại liên quan đến TBT mà Mỹ gặp phải trong thời gian qua, chủ yếu trong năm 2012 và những nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết các quan ngại này trong khuôn khổ hợp tác khác nhau như WTO, APEC, Hiệp định thương mại tự do (FTAs) của Mỹ với các đối tác cũng như trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương giữa Hoa Kỳ và EU trong tương lai.

Liên quan đến Việt Nam, ở trang 82 của báo cáo đã đề cập đến các nội dung như sau:

Việt Nam

Cam kết song phương

Mỹ đã thảo luận về vấn đề các tiêu chuẩn liên quan với Việt Nam trong các cuộc họp của Ủy ban TBT và bên lề các cuộc đàm phán Hiệp định TPP, cũng như thông qua các cuộc họp Hội đồng TIFA song phương Mỹ-Việt Nam. Mỹ cũng đã làm việc với Việt Nam trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp thông qua ASEAN và APEC.

Luật An toàn Thực phẩm – Các yêu cầu đăng ký thực phẩm chế biến

Mỹ có mối quan tâm đến Nghị định 38 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm được ký thành luật vào tháng 6 năm 2012. Các biện pháp đã được thông báo đến Ủy ban SPS vào tháng 3/2011 và đã được thông báo đến Uỷ ban TBT vào tháng 12/2012. Theo đó, các nhà sản xuất xuất khẩu thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm và vật liệu đóng gói thực phẩm phải nộp hồ sơ công bố hợp quy theo các mẫu quy định của Nghị định kèm các chứng chỉ để được khẳng định sự phù hợp của sản phẩm với quy định pháp luật Việt Nam. Các sản phẩm không được đánh giá phù hợp có thể không được nhập khẩu vào Việt Nam.

Mặc dù ngày hiệu lực thi hành của Nghị định 38 là ngày 11/6/2012, nhưng thực tế đã được thực hiện từng bước ở  các Bộ khác nhau liên quan đến trách nhiệm của mình và các hoạt động thực thi. Mỹ cùng với các thành viên WTO đã yêu cầu việc thi hành Nghị định này cũng như bất kỳ các quy định thực hiện tiếp theo nên được trì hoãn cho đến khi mối quan tâm của Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác có thể được giải quyết đầy đủ.

Tại cuộc họp TBT vào tháng 6/2012, Mỹ đưa sự quan ngại về Nghị định 38 cùng với sự đồng tình của các nước: Úc, EU, New Zealand, Canada và Chi Lê, và cũng gửi văn bản mở rộng ý kiến và các câu hỏi kỹ thuật đến Việt Nam tại thời điểm đó. Mỹ tiếp tục tăng mối quan ngại với Việt Nam về Nghị định 38 trong năm 2012 tại cuộc họp TBT và cuộc họp ở Hà Nội vào tháng 11/2012. Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề và nâng cao mối quan ngại này với Việt Nam trong năm 2013.

Để biết thêm chi tiết có thể truy cập các văn bản kèm theo đây:
Luật An toàn thực phẩm 2012
Nghị định 38/2012/NĐ-CP
USTR 2013 TBT Report